Ở ngoài đời chúng khi nói chung với thỉnh thoảng chúng ta vấn hay nghe thấy câu nói tạo nghiệp, đừng có tạo nghiệp sẽ gặp quả báo đó hay bạn xem trên phim thấy nhiều người làm việc sấu và được nhấc đến nếu ai tạo nghiệp sấu sẽ phải gặp quả báo với các điều không máy máy có thật sự đúng hay không.
Tạo nghiệp là gì ?
Trong Phật Pháp có nói Tạo Nghiệp hay còn gọi là nghiệp là bất cứ gì ta làm từ lời ăn ý nói, công việc chúng ta cố tình làm mà gây ra một hậu quả không máy cho ai đó và chúng ta vấn cố tình nói, cố tình làm thì đây có thể được gọi là tạo nghiệp.
Nghiệp được tạo thành từ hành động của Thân, Miệng, Ý. Nghiệp gồm có: Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp và Ý Nghiệp hay còn gọi là tam nghiệp. Nghiệp cũng chính là con đường đi từ Nhân tới Quả.
Nghiệp không hư hoại như những vật thể ở ngoài, nó không thể bị thời gian, lửa hay nước phá hoại. Năng lực của nghiệp sẽ không bao giờ biến mất cho đến khi nó chín mùi. Mặc dù những hậu quả của nghiệp chúng ta có thể chưa chín, nhưng chúng chắc chắn sẽ chín khi gặp điều kiện thích hợp.
Quan niệm trong Phật giáo
Tạo nghiệp dùng để chỉ quan hệ nhân quả, theo đó mỗi một hành động dưới tác động của những điều kiện nhất định sẽ tạo thành quả, một khi quả đó chín nó sẽ rơi trở lại người đã tạo ra nó.
Như vậy, tạo nghiệp không đơn thuần chỉ là những hành động mà cái quyết định tạo nghiệp chính là chủ ý từ tư tâm của bản thân. Ý nghĩ, lời nói, việc làm được biểu hiện bên ngoài thường từ suy nghĩ của chúng ta mà khởi phát. Mà đã là suy nghĩ thì chính là những tư tâm cố ý của chúng ta.
Có 2 loại nghiệp là :
- Nghiệp lành thì hình thành nên cuộc sống nhiều may mắn, được an vui, hạnh phúc tương lai.
- Nghiệp dữ thì hình thành nên đời sống nhiều thất bại, hoạn nạn, bất hạnh cho trong tương lai.
Theo thuyết của Phật giáo thì Nghiệp là nguyên nhân đưa tới Quả báo, cả hai tạo thành Luật Nhân-Quả tuần hoàn không dứt suốt cõi Luân hồi.
Thư hư khi chúng ta tạo nghiệp sau này có phải nhận quả báo hay không ?
Tạo nghiệp từ Trộm cắp
Phàm là kẻ trộm cướp, tâm thường phập phồng sợ hãi. Người ta thường nói: “Tặc nhân đởm hư,” kẻ trộm thì gan mật suy yếu. Nếu chẳng có hành vi trộm cắp thì ngửng lên chẳng hổ, cúi xuống chẳng thẹn, có gì đâu mà hãi sợ? Việc ta làm, ta tạo tác, rất là đường hoàng quang minh, còn sợ gì nữa?
Tạo nghiệp từ Nói dối
Người nói dối, không bao giờ tin vào lời nói của bất cứ ai. Bởi chính mình không nói lời chân thực nên cứ nghĩ rằng người khác cũng không nói thực.
Có câu nói: “Lấy cái tâm tiểu nhân, đo lòng người quân tử.” Chính mình chuyên nói dối để gạt người khác do đó mới cho rằng người khác cũng nói lời dối gạt như mình.
Tạo nghiệp từ Tà dâm
Hành dâm là điều cấm tuyệt đối với người xuất gia, còn đối với các đệ tử Phật tại gia thì việc tà dâm chỉ cấm nếu không phải là giữa vợ chồng. Ngoài ra, tư tưởng dâm dục cũng phải giới, không thể nào cứ từ sáng đến tối hồ tư loạn tưởng, suốt ngày để cho tư tưởng dâm dục ám ảnh cho đến bạc cả tóc, rụng cả răng!
Có biết đâu, tới kiếp sau những tư tưởng đó vẫn còn theo đuổi, rồi kiếp kế tiếp mãi mãi không thôi, đúng là “vì dâm dục mà sanh, vì dâm dục mà tử.”
Tạo nghiệp từ Sát sinh
Như hành động giết những con muỗi, con kiến chẳng hạn, đó gọi là sát sanh. Giết bò giết heo là sát sanh. Nhưng trong trường hợp này nghiệp báo không nặng lắm, bởi súc sanh là loài ngu si, nhất thời không kiếm ra được kẻ giết mình, mà có kiếm ra thì cũng không biết phương cách gì để báo thù.
Mối quan hệ nhân quả trong phật giáo
Mối quan hệ giữa quan hệ nhân quả khi tạo nghiệp bạn có thể dễ dàng thấy trong cuộc sống hàng ngày. Không ai làm điều xấu mà có thể an lạc.
Nếu mình suy nghĩ điều xấu; nói những lời thô tục, dữ dằn; hành động xấu làm tổn thương, xúc phạm, làm hại đến người khác thì sẽ khởi phát quả báo.
Do đó, tạo nghiệp là ác hay là thiện, lành hay dữ đều là do dụng tâm của con người dụng tâm thiện lành đưa tới những quả báo tốt đẹp, may mắn; dụng tâm ác đưa tới quả báo đau khổ.