7 Hằng Đẳng Thức Đáng Nhớ Và Một Số Lưu Ý Khi Dùng

7 hằng đẳng thức đáng nhớ là một kiến thức vô cùng quan trọng đối với học sinh. Cái tên của nó cũng nói lên độ quan trọng và độ phổ biến của chính nó

Vậy bạn đã thuộc và ghi nhớ những hằng đẳng thức này chưa ? Hãy cùng theo dõi dưới bài viết này để nắm bắt những thông tin quan trọng nhé !

Tham khảo thêm bài viết:

 

7 hang dang thuc dang nho

7 hằng đẳng thức đáng nhớ

    1. Bình phương của một tổng

– Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: 

binh phuong cua mot tong

– Phát biểu: 

Bình phương của một tổng bằng bình phương của số thứ nhất cộng với hai lần tích của số thứ nhất nhân với số thứ hai, cộng với bình phương của số thứ hai

    2. Bình phương của một hiệu

– Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: 

binh phuong cua mot hieu

– Phát biểu: 

Bình phương của một hiệu bằng bình phương của số thứ nhất trừ đi hai lần tích của số thứ nhất nhân số thứ hai sau đó cộng bình phương với số thứ hai.

    3. Hiệu hai bình phương

– Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: 

hieu hai binh phuong

– Phát biểu: 

Hiệu hai bình phương của hai số bằng tổng hai số đó nhân với hiệu hai số đó.

    4. Lập phương của một tổng

– Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: 

lap phuong cua mot tong

– Phát biểu: 

Lập phương của một tổng hai số bằng lập phương của số thứ nhất cộng với ba lần tích bình phương số thứ nhất nhân số thứ hai cộng với ba lần tích số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai cộng với lập phương số thứ hai.

     5. Lập phương của một hiệu

– Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: 

lap phuong cua mot hieu

– Phát biểu: 

Lập phương của một hiệu hai số bằng lập phương của số thứ nhất trừ đi ba lần tích bình phương của số thứ nhất nhân với số thứ hai cộng với ba lần tích số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai trừ đi lập phương số thứ hai

     6. Tổng hai lập phương

– Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: 

tong hai lap phuong

– Phát biểu: 

Tổng của hai lập phương hai số bằng tổng của hai số đó nhân với bình phương thiếu của hiệu hai số đó

     7. Hiệu  hai lập phương

– Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: 

hieu hai lap phuong

– Phát biểu: 

Hiệu của hai lập phương của hai số bằng hiệu hai số đó nhân với bình phương thiếu của tổng của hai số đó.

    Một số công thức khác cần lưu ý

    1. Hệ quả của hằng đẳng thức bậc 2

he qua hang dang thuc bac 2

    2. Hệ quả của hằng đẳng thức bậc 3

he qua hang dang thuc bac 3

7 hằng đẳng thức đáng nhớ đã được chúng tôi tập hợp phía trên. Hy vọng với những nội dung này sẽ trở nên có ích dành cho các bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin tức liên quan

Tập hợp R là gì ? Ví dụ R là tập hợp số gì trong toán học chi tiết

Các bạn đang tìm tập hợp R trong toán học mà còn gặp khó khăn, bài viết này của chúng tôi sẽ giúp các ...

Tế bào nhân thực là gì? Có ở đâu, không có ở đâu, khác gì với tế bào nhân sơ

Các bạn đang tìm hiểu về tế bào nhân thực có đặc điểm gì để tìm hiểu tất tần tật thông tin về ...

Cường độ dòng điện là gì? Công thức tính cường độ dòng điện từ A – Z

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ định nghĩa cường độ dòng điện là gì? Ký hiệu, đơn ...

Định luật Cu lông là gì? Công thức định luật Cu lông chuẩn 100% [VD]

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ định nghĩa định luật Cu lông là gì? Công thức định luật ...

Hiệu điện thế là gì? Công thức tính hiệu điện thế chính xác 100% [VD]

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ định nghĩa hiệu điện thế là gì? Ký hiệu, đơn vị và công ...

Thể tích hình hộp chữ nhật và bài tập có lời giải từ A – Z

Trong bài viết dưới đây, điện máy Ebest tiếp tục chia sẻ tới các bạn công thức tính thể tích hình hộp ...

Xem bóng đá trực tiếp hôm nay