Hôm nay ở bài viết này chúng tôi muốn mang đến cho các bạn dàn ý cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống tốt nhất từ cấu trúc bài nghị luận, các bước làm bài, cũng như 6 dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống để các em ôn luyện thật tốt dạng bài này.
Đây là dạng văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống thường thấy và rất quan trọng với các bạn học sinh lớp 9. Để có thể viết được một bài văn nghị luận tốt các bạn cần phải nắm rõ cách phân chia luận điểm rõ ràng, cũng như viết đầy đủ các bước để có thể đạt được điểm cao.
Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
Dàn bài của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống thường gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
- Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt; nêu đánh giá, nhận định.
- Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viêt.
Ví dụ : Câu 2 (trang 23 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Lập dàn bài
– Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương của Nghĩa
– Thân bài:
+ Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa
+ Đánh giá việc làm của Nghĩa
+ Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa
– Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân
Trả lời
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
Hành động của Phạm Văn Nghĩa khiến Thành đoàn phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” :
– Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
– Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.
– Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).
– Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.
2. Lập dàn bài
– Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương của Nghĩa
– Thân bài:
+ Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa
+ Đánh giá việc làm của Nghĩa
+ Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa
– Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.
=> Mong rằng với bài viết này của chúng tôi sẽ giúp được các bạn có cái nhìn tốt nhất về cách viết một bài văn nghị luận. Chúc các bạn sẽ dành được điểm cao.